Lịch sử Kinh_tế_sức_chú_ý

Herbert Simon có lẽ là người đầu tiên đề cập đến ý niệm kinh tế học sức chú ý khi ông viết:

"...trong một thế giới giàu thông tin, thông tin dư thừa hàm nghĩa thiếu vắng một vài nhân tố: khan hiếm thông tin tiêu dùng. Hiển nhiên thông tin nào được người tiêu dùng chấp nhận sẽ chiếm sự chú ý của người tiếp nhận nó. Do đó việc thừa thãi thông tin sẽ tạo trạng thái nghèo nàn của sự chú ý, cần thiết phải phân bổ hiệu quả sự chú ý giữa những nguồn thông tin dư thừa mà người tiêu dùng cần" (Simon 1971, tr. 40-41)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSimon1971 (trợ giúp).

Ông nhắc nhở rằng nhiều người xây dựng các hệ thống thông tin không đúng cách do họ quá chú trọng đến giải quyết những vấn đề về khan hiếm thông tin hơn là sự khan hiếm sức chú ý. Và kết quả là họ xây dựng những hệ thống vượt quá ngưỡng do thông tin cung cấp ngày càng tăng. Với những thông tin thật sự cần thiết, hệ thống sẽ tự lọc những thông tin không quan trọng hoặc thông tin không thích hợp(Simon 1996, tr. 143-144)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSimon1996 (trợ giúp).

Trong những năm gần đây, đề cập của Simon về thông tin quá tải đã trở thành một trọng tâm kinh tế phổ biến (đại chúng) hơn. Những nhà hoạch định chiến lược kinh doanh đã sử dụng và tán đồng thuật ngữ "kinh tế sức chú ý" (Davenport & Beck 2001)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFDavenportBeck2001 (trợ giúp), thậm chí một vài tác giả phỏng đoán về "những cuộc thương thuyết về sức chú ý" sẽ thay thế những giao dịch tài chính để trở thành tiêu điểm của hệ thống kinh tế (Goldhaber 1997, Franck 1999). Ý tưởng này đã được các nhà nghiên cứu hệ thống thông tin chấp nhận và đang dần trở thành cơ chế tìm hiểu (nghiên cứu) khi xây dựng những ý tưởng sáng tạo dựa trên sức chú ý chính đáng.

Michael H. Goldhaber đã phát triển lý thuyết của Simon, trong bài báo "The Attention Economy and the Net" (đăng ngày 27 tháng 11 năm 1997 trên tờ Telepolis, The Economy of Attention – Telepolis; (2nd) Draft version of a talk to be presented at the conference on "Economics of Digital Information," Cambridge, MA, Jan. 23-26, 1997) cho rằng trong thời đại số hoá thông tin - kết nối mạng thì sức chú ý của con người là một tài nguyên thiếu hụt, tài nguyên không thể chuyển đổi giữa các cá nhân, biểu thị cho tuỳ thuộc vào xu thế thẩm mỹ, văn hoá, nghệ thuật của cộng đồng, nếp suy nghĩ, tâm lý nhóm v.v. Một sản phẩm có giá trị cao hay thấp phần lớn được quyết định từ sức chú ý của con người. Michael H. Goldhaber nhấn mạnh rằng hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế sức chú ý trong đó kinh tế tri thức được coi là một giai đoạn phát triển bước đầu.

Richard Lanham là một trong những tác giả cũng đề cập đến thuật ngữ "Economics of Attention" đăng trên tạp chí The Independent (phiên bản trực tuyến, ngày 14 tháng 2006). Ông quan niệm nền kinh tế sức chú ý như là "sự phân phối nguồn lực khan hiếm"

"...If the definition of economics is the allocation of scarce resources, then Richard Lanham suggests we might need a new version of that dismal science to account for our hyper-mediated lives…"

R. Lanham đề cập nhiều đến hai khái niệm phong cách (style) và bản chất (substance), ông rằng người ta đang đầu tư nhiều vào sức chú ý bên cạnh việc đầu từ vào fluff và stuff.

"His agenda is familiar enough. Modern capitalism succeeds by the promotion of brands as much as by the delivery of products and services: we're buying narrative and symbolism with our mobiles or cars, as well as functionality. Or, as Lanham puts it a little too winsomely, we invest in "fluff" (the attention we pay to things) as much as in "stuff" (the things)".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_sức_chú_ý http://www.sfu.ca/~allen/CoaseJLE1960.pdf http://www.amazon.com/Economics-Attention-Style-Su... http://www.bubblegeneration.com/2005/11/attention-... http://www.research.ibm.com/haifa/Workshops/search... http://www.research.ibm.com/journal/sj/414/forum.h... http://weblog.infoworld.com/udell/2005/10/19.html http://conferences.oreillynet.com/etech http://www.popmatters.com/pm/books/reviews/the-eco... http://www.readwriteweb.com/archives/attention_eco... http://ssrn.com/abstract=325961